Danh mục

Liên kết

Góc bé yêu

Đào tạo
Mầm Non TS
Mobile: 0963800873
Hỏi đáp
Hiệu trưởng
Mobile: 0963800873

Các dấu hiệu bệnh cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay

Đăng lúc: Thứ ba - 28/10/2014 11:24 - Người đăng bài viết: admin
Các dấu hiệu bệnh cần phải đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay Trẻ em hệ miễn dịch còn kém nên thường dễ ốm yếu hơn bình thường. Mỗi lúc như vậy, tùy từng trường hợp mà mẹ có thể tự điều trị cho bé tại nhà hoặc đưa bé đến bệnh viện. Những dấu hiệu bệnh dưới đây là những triệu chứng mà mẹ không nên coi thường khi bé mắc phải.

 

1. Sốt cao

be-sot

Ảnh: Sưu tầm Internet

Trẻ em sốt cao rất dễ bị co giật ảnh hưởng đến dây thần kinh

Trẻ em với hệ miễn dịch, sức đề kháng còn yếu nên rất dễ bị sốt cao do nhiễm trùng vi rút, vi khuẩn, thời tiết thay đổi, mọc răng,…

Nếu bé dưới 2 tháng tuổi bị sốt cao, có thể bé bị cảm sốt (chỉ có dấu hiệu sót và cơ thể mệt mỏi) hay viêm màng não, viêm não do mô cầu (kèm theo xuất hiện các ban giống như vết bầm tím hoặc đốm nhỏ hình sao). Mẹ cần đưa bé đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt vì bệnh viêm màng não và viêm não do mô cầu rất nguy hiểm đến tính mạng, diễn biến nhanh và nặng.

Còn khi trẻ đã trên 2 tuổi, sốt là bệnh lý phổ biến nên bạn không cần quá lo lắng nếu thấy bé không mất nước và không có biểu hiện bất thường.

2. Trên da trẻ xuất hiện các nốt ban bất thường

Đây cũng là một trong những triệu chứng nguy hiểm ở trẻ. Nếu mẹ thấy trên da bé xuất hiện trên diện rộng những vết ban mà không giải thích được nguyên nhân thì bé cần được thăm khám bác sĩ ngay lập tức. Nó có thể là dấu hiệu của bệnh Lyme hoặc những rối loạn về máu. Càng nguy hiểm hơn nếu con xuất hiện kèm thêm các triệu chứng khác như hôn mê, kích động hoặc khó thở.

3. Xuất hiện nốt ruồi mới hoặc thay đổi so với ban đầu

Mẹ nên ghi nhớ vị trí của các nốt ruồi trên cơ thể của con từ khi con mới được sinh ra, bởi vì những nổt ruồi này có nguy cơ cao trở thành ác tính. Hãy để ý các nốt ruồi trên cơ thế của con 1 tháng một lần vào lúc tắm. Hãy gọi cho bác sĩ nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường như: thay đổi kích thước, hình dạng, thay đổi màu sắc… Tất cả những dấu hiệu này đều tiềm tàng khả năng của một bệnh ung thư da.

4. Sốt trong thời gian dài

Trong thời gian con ốm, mẹ cần phải chú ý quan sát con cẩn thận. Khi bé không có chiều hướng giảm hoặc kéo dài nhiều hơn 5 ngày thì đấy chính là hồi chuông báo động cho các mẹ.

Sốt bị gây ra bởi những loại virut thông thường như cúm hoặc cảm lạnh thường biến mất trong khoảng 5 ngày. Những triệu chứng sốt kéo dài lâu hơn, kể cả sốt ở nhiệt độ thấp (38 độ) có thể bị gây ra bởi những nhiễm trùng khác, đòi hỏi phải điều trị bằng kháng sinh.

Nếu mẹ đã áp dụng các biện pháp giảm sốt như uống thuốc hạ sốt, dùng khăn mặt thấm nước ấm đắp lên trán, lau gan bàn tay, bàn chân, nách và bẹn, mặc quần áo thoáng mát mà nhiệt độ của con vẫn không hề giảm trong vòng 4-6 giờ, đây là lúc mẹ cần gọi ngay cho bác sĩ. Đây có thể là biểu hiện của việc cơ thể bị nhiễm trùng quá nghiêm trọng khiến cơ thể bé phải vật lộn để chống chọi lại.

5. Tiêu chảy

Nếu mẹ nhận thấy môi và miệng bé khô, hay nôn mửa và tiêu chảy quá nhiều, đồng thời thóp (ở trẻ sơ sinh) bằng phẳng, khô da, da bị dúm lại khi bạn ấn lên nó, thì đây là một trong những triệu chứng của việc mất nước và cần phải bổ sung nước ngay lập tức. Bởi vì thiếu nước nhiều có thể dẫn đến shock. Đưa trẻ đến bác sĩ để truyền nước, kèm theo đó cho trẻ uống bù nước thường xuyên, ăn các loại đồ ăn lỏng…

6. Thay đổi màu sắc quanh miệng

Thay đổi màu sắc quanh miệng (từ hồng hào chuyển sang sắc xanh nhợt nhạt), thở rất khó nhọc, phát ra tiếng như huýt sáo khi thở. Dấu hiệu đáng lo ngại là khi âm thanh phát ra từ ngực, phổi và mũi.

be-khoc-nhieu

Ảnh: Sưu tầm Internet

Bé khóc nhiều cũng là một dấu hiệu mẹ cần lưu tâm

Các vấn đề hô hấp nghiêm trọng thường bị gây ra do nghẹt thở, phản ứng dị ứng, lên cơn hen suyễn (có thể xảy ra ở trẻ em vài tháng tuổi), viêm phổi, ho gà, viêm thanh quản. Nếu mẹ không thực sự chắc chắn về tình trạng của con, hãy tự mình kiểm tra. Đếm từng hơi thở của con trong vòng 30 giây, sau đó nhân với 2. Một tỷ lệ bình thường là dưới 60 đối với trẻ sơ sinh, dưới 40 với trẻ dưới 1 tuổi, dưới 30 cho trẻ từ 1-2 tuổi, dưới 24 đối với trẻ từ 4-10 tuổi.


Nguồn tin: bekhoemevui.vn
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết